当前位置:首页 > Giải trí > Soi kèo phạt góc Alaves vs Celta Vigo, 3h00 ngày 28/1 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Estoril vs Vitoria Guimaraes, 22h30 ngày 26/01: Khó phân thắng bại
TIN LIÊN QUAN:
Rớt nước mắt cảnh nghèo của thủ khoa Dược
Đã có 8 thủ khoa 29 điểm
Lớp học có 3 thủ khoa
Thủ khoa nông dân không học thêm
Thủ khoa Ngoại thương khiến ba mẹ bật khóc
Chàng thủ khoa 'bí thở'
" alt="Kỳ tích học của cô thủ khoa Ngoại thương"/>
Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Ông Hoàng Công Thủy, Ủy viên Đảng đoàn MTTQ Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Đảng đoàn MTTQ Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hội nghị hiệp thương dân chủ cử 7 người Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X giữ chức Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X:
Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam.
Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.
Ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến sinh ngày 10/11/1962, quê quán xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Ông có trình độ Đại học Nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt; Cao cấp lý luận chính trị.
Ông Đỗ Văn Chiến là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.
Ông Đỗ Văn Chiến thời gian dài công tác tại tỉnh Tuyên Quang và trải qua các chức vụ: Phó Giám đốc Xí nghiệp Nông công nghiệp chè Tân Trào Sơn Dương; Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương; Phó Trưởng Ban Tài chính - Quản trị Tỉnh ủy; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Sơn; Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tuyên Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
Từ tháng 8/2011 đến 2/2015, ông Đỗ Văn Chiến được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Sau đó ông giữ cương vị Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (2/2015 - 4/2016) rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (4/2016 - 1/2021).
Ngày 12/4/2021, tại Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 4, khóa IX hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Ngày 16/5, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung ông Đỗ Văn Chiến làm Ủy viên Bộ Chính trị.
Anh Văn" alt="Ông Đỗ Văn Chiến tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"/>Trước đó, tại phiên làm việc chiều 17/10, Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X thông qua số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 405 người.
Trong đó, tại Đại hội, các đại biểu biểu quyết hiệp thương cử 397 người, 8 người sẽ được kiện toàn bổ sung trong nhiệm kỳ.
Ông Đỗ Văn Chiến tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong thời gian thăm Brazil, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đã có các cuộc hội đàm, trao đổi với Chủ tịch Đảng Cộng sản, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới, Luisiana Santos; Chủ tịch Đảng Lao động, Gleisi Hoffmann; Chủ tịch Đảng Dân chủ Lao động, Bộ trưởng An sinh xã hội, Carlos Lupin; cố vấn Tổng thống Brazil, Celso Amorim và Chủ tịch Hội hữu nghị Brazil-Việt Nam, Ignacio Arruda.
Đoàn đã tham dự Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh”; làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Dịch vụ, Du lịch; thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam và một số cơ sở kinh tế, văn hóa tại Brazil.
Tại các cuộc gặp, ông Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ vui mừng sang thăm, làm việc tại Brazil nhân dịp hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; nhấn mạnh chuyến thăm góp phần củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ với các chính đảng tại Brazil, cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và quốc gia Nam Mỹ ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả, thực chất.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cảm ơn ông Amorim, cố vấn của Tổng thống Lula da Silva, Lãnh đạo các chính đảng, tổ chức của Brazil đã tiếp và dành cho đoàn những tình cảm thân thiết và trân trọng chuyển lời chào, lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới lãnh đạo các chính đảng, nhà nước Brazil; đồng thời chân thành cảm ơn các đảng bạn đã gửi thư, điện chia buồn về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh tình đoàn kết, hữu nghị, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân và các lực lượng cánh tả, cộng sản, tiến bộ ở Brazil đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đặc biệt là những tình cảm mà nhân dân Brazil đã dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng sống và làm việc tại Brazil trên hành trình đi tìm đường cứu nước.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chúc mừng những thành tựu mà Brazil đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đảng, công tác an sinh xã hội, giảm nghèo; tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục giành được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa, tổ chức thành công cuộc bầu cử địa phương trong năm 2024 và hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2026, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Brazil trên trường quốc tế.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ vui mừng về quan hệ Việt Nam - Brazil ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống, hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng tại Brazil.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã thông tin về những thành tựu, bài học kinh nghiệm của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới, những mục tiêu phát triển trong các lĩnh vực, trọng tâm và đột phá chiến lược của Đại hội XIII đã đề ra, cũng như chia sẻ đánh giá về tình hình thế giới nổi lên gần đây; khẳng định Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống trong đó có các nước Mỹ Latinh.
Lãnh đạo các chính đảng, đại diện Chính phủ, các tổ chức hữu nghị, quần chúng của Brazil trân trọng chuyển lời thăm hỏi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam; đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của đoàn, coi đây là dịp tốt để hai bên trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm. Đặc biệt, lãnh đạo Đảng Lao động cầm quyền nhấn mạnh chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai Đảng, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.
Các nhà lãnh đạo Brazil chúc mừng và rất ấn tượng về những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, công tác đối ngoại; nhấn mạnh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, coi đây là tấm gương, bài học kinh nghiệm quý báu đối với các chính đảng tại Brazil và Mỹ Latinh.
Các nhà lãnh đạo Brazil rất vui mừng về mối quan hệ Việt Nam - Brazil không ngừng được củng cố và phát triển; cho rằng hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, về quá trình xây dựng và phát triển đất nước; ôn lại lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại Brazil trong những năm đầu ra đi tìm đường cứu nước.
Lãnh đạo Brazil khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong việc thúc đẩy triển khai thực hiện hiệu quả các tuyên bố chung, thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm đối phó với các thách thức đang đặt ra đối với các nước trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa và Lãnh đạo Đảng Cộng sản và Đảng Lao động Brazil đã ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2029 nhằm góp phần tăng cường, thúc đẩy và đưa quan hệ Việt Nam - Brazil ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực hơn trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Theo đó, hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa tình hữu nghị, đoàn kết truyền thống, hợp tác toàn diện và tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, mang lại lợi ích cho nhân dân mỗi nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại mỗi khu vực và trên thế giới; tăng cường trao đổi thông tin về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, tình hình khu vực quốc tế và các vấn đề cùng quan tâm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; triển khai thực hiện hiệu quả các thỏa thuận; tạo đột phá trong hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; khuyến khích giao lưu nhân dân giữa hai nước; phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương.
(Nguồn: vietnamplus)Link: https://www.vietnamplus.vn/thuc-day-quan-he-viet-nam-brazil-phat-trien-len-tam-cao-moi-post972948.vnp
" alt="Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Quan hệ Việt Nam"/>Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Club Tijuana, 10h00 ngày 29/1: Những vị khách khó chịu
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: quochoi.vn)
Trong 12 dự án luật được đại biểu cho ý kiến tại hội nghị, có 11 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 là: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Phòng không Nhân dân.
Còn 1 dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 là Luật Điện lực (sửa đổi), nếu được chuẩn bị tốt, Quốc hội thảo luận đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.
Để việc thảo luận đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách và các đại biểu tham dự hội nghị tập trung phân tích, thảo luận, thể hiện rõ quan điểm đối với những nội dung cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, xin ý kiến, những nội dung còn có các phương án khác nhau; cho ý kiến rõ các dự án đã đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới hay chưa.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý việc bám sát nguyên tắc đã thống nhất từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật, không chạy theo số lượng.
"Chỉ những dự án luật bảo đảm chất lượng, giải quyết thỏa đáng các vấn đề vướng mắc thì mới trình Quốc hội thông qua; những vấn đề thực tiễn đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì quyết tâm thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép", Chủ tịch Quốc hội nói.
Bên cạnh đó, các đại biểu cần rà soát kỹ lưỡng các dự thảo luật xem đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng hay chưa. Các điều khoản cụ thể trong dự thảo luật đã bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với các luật khác trong hệ thống pháp luật hay chưa. Cần lưu ý việc đánh giá tác động đối với những đề xuất quy định mới.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần quán triệt và thực hiện tốt Quy định 178 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Đặc biệt, các chính sách đã bảo đảm bảo việc không để sơ hở, phòng ngừa, ngăn chặn được tình trạng việc "tham nhũng chính sách", lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực cơ quan quản lý nhà nước chưa.
"Vì vậy, các vị đại biểu Quốc hội khi phát biểu cần thể hiện rõ quan điểm, khách quan, không né tránh đối với các nội dung nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án luật được thảo luận tại hội nghị lần này điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có những luật rất quan trọng đối với hệ thống chính trị và đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động và doanh nghiệp như Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Ngoài ra, nhiều luật cũng liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương như Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; gắn với bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, được người dân rất quan tâm như Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…
Tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan lưu ý nhiều vấn đề mới, nhiều quy định còn ý kiến khác nhau cần được các vị đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến để có cơ sở thống nhất hướng chỉnh lý, tiếp tục hoàn thiện dự án trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 tới đây.
Nhắc đến thời điểm chỉ còn 3 kỳ họp nữa là kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, ông Trần Thanh Mẫn cho biết Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng chương trình luật, pháp lệnh năm 2021 - 2026 và thực hiện gần 84% trong kế hoạch.
Đánh giá việc xây dựng pháp luật thời gian vừa qua có nhiều tiến bộ, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cho rằng vẫn còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm. "Tại sao luật chúng ta ban hành thực hiện không bao lâu phải điều chỉnh, phải sửa? Các địa phương khi có luật, triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa đến nơi đến chốn",Chủ tịch Quốc hội nói.
So sánh với các nước trong công tác làm luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết khi tiếp lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do của Nhật Bản chia sẻ một kỳ họp nước này làm 230 luật, một luật chỉ có 1-2 trang, còn luật của Việt Nam lên tới hàng trăm trang, trên 100 điều.
Ông Trần Thanh Mẫn cũng dẫn chứng việc Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định mới đi Trung Quốc học tập, trao đổi kinh nghiệm, thấy mỗi năm họ họp Quốc hội 2 kỳ nhưng mỗi kỳ chỉ khoảng 3-7 ngày, việc làm luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên chuyên trách của Quốc hội làm.
"Tới đây chúng ta phải đổi mới như thế nào? Sắp tới, diễn đàn pháp luật sẽ bàn, đúc kết kinh nghiệm. Chúng ta cũng đi nhiều nước trên thế giới, cái gì hay, cái gì tốt, hiệu quả thì chúng ta thực hiện",Chủ tịch Quốc hội nói thêm.
Anh Văn" alt="Chủ tịch Quốc hội: Dự án luật giải quyết thỏa đáng các vướng mắc mới trình thông qua"/>Chủ tịch Quốc hội: Dự án luật giải quyết thỏa đáng các vướng mắc mới trình thông qua
Đồng thời, Bộ Chính trị giao ông Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Thanh Hóa, điều hành công việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa cho đến khi kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo quy định.
Ông Lại Thế Nguyên sinh năm 1970, quê quán xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông Nguyên có trình độ Thạc sĩ Luật, Cử nhân Luật kinh tế; Cử nhân Lý luận chính trị.
Ông Lại Thế Nguyên là đại biểu Quốc hội khóa XV; Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Trong quá trình công tác tại tỉnh Thanh Hóa, ông Lại Thế Nguyên từng đảm nhiệm các chức vụ: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Tỉnh ủy; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.
Anh Văn" alt="Bộ Chính trị phân công ông Lại Thế Nguyên điều hành Tỉnh ủy Thanh Hóa"/>Bộ Chính trị phân công ông Lại Thế Nguyên điều hành Tỉnh ủy Thanh Hóa
Theo đó, Bộ Chính trị quyết định ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025; điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Phát biểu tại hội nghị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu rõ, việc ông Thái Thanh Quý được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thể hiện sự tin tưởng của Bộ Chính trị vào cá nhân ông Quý.
Ông Lê Minh Hưng đề nghị tân Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhanh chóng tiếp cận công việc, cùng với tập thể lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, hoạch định chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng của Đảng về kinh tế - xã hội của đất nước.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng đề nghị lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương trong thời gian tới tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước ta vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang cho rằng, sự có mặt của ông Thái Thanh Quý trong tập thể lãnh đạo sẽ làm gia tăng sức mạnh của Ban Kinh tế Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ông Trần Lưu Quang đề nghị tân Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp cận nhanh với công việc, phối hợp tốt với các lãnh đạo Ban để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Anh Văn" alt="Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương"/>Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương